Kiến thức
5 NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ TRONG NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN MUA ĐẤT
Th05 24, 2022
Nghệ thuật đàm phán mua đất thể hiện sự khéo léo, thông minh của bạn khi đầu tư Bất động sản. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ vai trò và những nguyên tắc cơ bản để trở thành bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán.
I. Vai trò của nghệ thuật đàm phán
Đàm phán đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Đối với lĩnh vực mua bán bất động sản cũng vậy, nghệ thuật đàm phán là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ nhà đầu tư nào.
Nghệ thuật đàm phán mua đất có vai trò quan trọng trong kinh doanh Bất động sản
Trong hoạt động kinh doanh mua đất, đàm phán sẽ đảm bảo giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp giữa bên bán và bên mua một cách hợp lý. Nghệ thuật đàm phán còn giúp bạn dẫn dắt chủ sở hữu đi đến các thỏa thuận mà bạn đã đề ra dựa trên mục tiêu của đôi bên. Với việc tiến hành các cuộc đàm phán một cách suôn sẻ cũng đảm bảo tối đa quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, nghệ thuật đàm phán còn giúp các bên mua bán hạn chế thấp nhất các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình hoàn tất thủ tục nhà đất.
II. Quy trình đàm phán mua đất
Nghệ thuật đàm phán là một hoạt động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và tâm lý vững chắc của những người tham gia nó. Bên cạnh đó, bạn còn phải tuân theo quy trình bắt buộc để tiến hành một cuộc đàm phán thuận lợi trong mua bán nhà đất như sau:
1. Tìm hiểu về mặt bằng giá cả, tính chất của mảnh đất cần mua
Trước khi tiến hành mua bất cứ món đồ nào bạn cũng nên tìm hiểu về nó, nhất là đối với những món hàng có giá trị cao như bất động sản.
Trong nghệ thuật đàm phán khi mua đất, bạn nên khảo sát mặt bằng giá đất quanh khu vực đất bạn đang muốn mua. Từ đó sàng lọc thông tin, nắm được mức giá sàn khu vực đó để tránh bị lừa mua với giá quá cao so với giá trị thực của nó.
Bạn hoàn toàn có thể dựa vào sự thẩm định của ngân hàng hoặc các công ty uy tín. Cùng với đó, hãy tham khảo từ các trang tin tức, mạng xã hội hay sự giúp đỡ của các chuyên gia để nghiên cứu đầy đủ các thông tin cần thiết về mảnh đất bạn ưng ý. Sau đó mới bước vào cuộc đàm phán để không bị chủ sở hữu, hay cò đất “dắt mũi”.
2. Tìm hiểu về lý do chủ sở hữu muốn bán, nắm bắt tâm lý
Việc lựa chọn cho mình một mảnh đất vừa ý không khó, cái khó nằm ở chỗ tìm hiểu được giá trị thực của nó có phù hợp với bạn hay không. Rất nhiều trường hợp người mua - nhà đầu tư thông qua sự giới thiệu của các môi giới cho các dự án “bán rút, bán tháo” với mức giá “trên trời”.
Chủ động tìm hiểu, nắm bắt tâm lý người bán đất
Vì thế, muốn trở thành chuyên gia trong nghệ thuật đàm phán mua đất, bạn còn cần phải chủ động nắm bắt tình hình, nắm bắt tâm lý chủ sở hữu mảnh đất đó bằng cách tìm hiểu lý do họ muốn bán nó. Có vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình định giá cũng như tránh được việc mua phải các “dự án ma”, dự án tranh chấp gây ra thiệt hại cho mình.
3. Giữ tâm lý bình tĩnh, đưa ra giá sàn cho mảnh đất
Khi đi mua hàng, bạn cũng nên đặt mình vào vị trí người bán để xem xét, liệu bạn muốn bán món hàng đó với giá cả như thế nào. Việc làm này sẽ giúp bạn có một bước chuẩn bị tuyệt vời về mặt tài chính cũng như bước đệm tâm lý vững chắc khi tiến hành đàm phán.
Trong quá trình đàm phán, việc nắm được mặt bằng chung giá cả đất khu vực sẽ cho bạn những đề xuất giá sàn hợp lý, không quá cao so với khả năng của bạn nhưng cũng không quá thấp so với kỳ vọng của chủ sở hữu.
Không những thế, nghệ thuật đàm phán còn có nguyên tắc khác đó là bạn phải giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống dù bạn có đồng ý hay từ chối với các đề nghị được đưa ra. Việc trở thành một nhà đầu tư khó đọc bị người khác đọc vị sẽ tạo nên lợi thế cho bạn.
4. Tiến hành thỏa thuận thêm các khoản phí chuyển nhượng và ký kết hợp đồng
Trong nghệ thuật đàm phán mua đất, khi các bên đã thống nhất với nhau về mặt giá cả, bạn hãy chủ động làm rõ về các khoản chi phí khác trong quá trình hoàn tất ký kết chuyển nhượng.
Tiến hành thỏa thuận thêm các khoản phí chuyển nhượng và ký kết hợp đồng
Tùy vào hoàn cảnh và tình huống đàm phán, bạn có thể đề nghị bên bán chịu trách nhiệm các khoản phí này. Hoặc nếu là người chi trả nó, bạn cũng có thể đề xuất cộng vào giá đất đã thống nhất từ trước để tiết kiệm chi phí,
III. 5 nguyên tắc cần nhớ trong nghệ thuật đàm phán mua đất
Để tiến hành cuộc đàm phán mua đất một cách thành công, bên cạnh quy trình đàm phán, bạn còn cần phải nhớ 5 nguyên tắc cơ bản không được quên trong nghệ thuật đàm phán đỉnh cao.
1. Nhường sự chủ động cho bên bán khi bắt đầu cuộc đàm phán
Bước vào cuộc đàm phán với tâm thế của bên mua cho phép bạn có quyền nhường sự chủ động khi bắt đầu đàm phán. Tất nhiên rằng bạn là khách hàng và bạn sẽ được xem là “thượng đế” với những lời giới thiệu có cánh về mảnh đất bạn đang quan tâm. Tuy nhiên, để trở thành chuyên gia trong nghệ thuật đàm phán, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đặt ra những vấn đề bạn quan tâm để bên bán làm rõ. Bạn chỉ việc tiến hành chọn lọc thông tin và cân nhắc nó.
2. Thăm dò tâm lý cũng như kỳ vọng bên bán
Trong nghệ thuật đàm phán có một nguyên tắc, đó là bạn bắt buộc phải nắm được mặt bằng giá cả và động cơ bán đất của chủ sở hữu trước khi bước vào cuộc đàm phán. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm hiểu các thông tin khác trong quá trình đàm phán. Thay vào đó, bạn sẽ đặt các câu hỏi mang tính thăm dò, mở rộng vấn đề để hiểu rõ về tâm lý cũng như kỳ vọng của bên bán để đưa ra những thỏa thuận hợp lý.
3. Căn cứ vào giá sàn, “đè giá” nếu có thể
Đừng ngại đưa ra những mức giá tốt hơn so với đề nghị của đối tác nhưng vẫn đảm bảo cao hơn giá sàn
Chắc chắn rằng bạn đã không còn xa lạ với việc mua hàng “mặc cả” ở các phiên chợ. Tuy nhiên, khi giá trị món hàng được đặt lên quá cao, tâm lý chung của người mua hàng là sẽ ngại đưa ra các đề nghị hạ giá. Dù vậy, khi bạn là người chiếm ưu thế trên bàn đàm phán khi đã nắm bắt được thông tin giá cả và tâm lý người bán, đừng ngại “đè giá” khi có thể. Biết đâu được bạn sẽ sở hữu mảnh đất mình mong ước với mức giá phải chăng hơn rất nhiều.
4. Nắm thế chủ động vào thời điểm quan trọng
Muốn trở thành bậc thầy trong đàm phán mua đất bạn cần nên nhớ rằng, thế chủ động chỉ được nhường khi bên bán bắt đầu mời chào về “món hàng” của họ. Quyết định mua hay không, mua với mức chênh lệch giá sàn như thế nào là nằm ở bạn. Vì thế, hãy giành lại cho mình thế chủ động khi bắt đầu đi vào thống nhất để mang về những thỏa thuận hợp lý và có lợi nhất.
5. Từ chối cũng là một nghệ thuật
Sẽ rất tiếc nếu bạn không mua được món hàng mà mình thích. Nhưng bạn đừng lo lắng, vì đôi khi từ chối cũng là một nghệ thuật, nhất là trong lĩnh vực Bất động sản. Việc từ chối với một thỏa thuận nào đó không có gì quá to tác mà đôi khi nó lại mang lại cho bạn những lợi ích không ngờ đến. Đối với mạng lưới kinh doanh Bất động sản hiện nay, từ chối với một đề nghị này có thể mở ra cho bạn một cánh cửa đến với những đề nghị khác hợp lý hơn, thỏa đáng hơn mà bạn không cần phải quá lo ngại nữa.
IV. Kết luận
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về vai trò và những nguyên tắc cơ bản để trở thành bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán mua đất. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ có được những thông tin bổ ích để hoàn thiện bản thân mình hơn và thành công trong công việc.