Kiến thức

Home > Tin tức > CÁCH ĐÀM PHÁN MUA ĐẤT CHUẨN NHẤT 2022

CÁCH ĐÀM PHÁN MUA ĐẤT CHUẨN NHẤT 2022

Th05 24, 2022

Tình hình bất động sản Việt Nam 2022 dự đoán sẽ có nhiều biến động vừa đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho những giao dịch mua bán trong thị trường này. Vậy nếu là một nhà đầu tư cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu mua vào, đâu sẽ là cách đàm phán mua đất hiệu quả cho bạn?

I. Tìm hiểu chung về tình hình bất động sản Việt Nam 2022

Xem xét tình hình thị trường bất động sản  năm 2022, nhiều chuyên gia cho rằng, dù chịu  ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng thị trường bất động sản nói chung, đặc biệt là bất động sản phía Nam  sẽ khó  “đóng băng” như năm 2021.  

Sau một thời gian dài im ắng vì đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản dần lấy lại động lực vào cuối năm 2021 sau khi các tỉnh và thành phố phía Nam hoạt động trở lại “bình thường mới”.  Lượng khách  tìm kiếm và giao dịch Bất động sản ngày một tăng dần mang lại những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, kể từ sau Tết Nguyên đán 2022, tình hình dịch bệnh lại tiếp tục biến động làm dấy lên nhiều lo ngại cho kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. 

Dù vậy, theo Báo cáo Chỉ số tâm lý người tiêu dùng BĐS thực hiện mới đây cho thấy: 92% trong số hơn 1.000 người Việt Nam tham gia khảo sát bày tỏ có ý định mua nhà, trong đó có 67% tìm kiếm BĐS sơ cấp. Đáng ngạc nhiên là hơn một nửa trong số họ, chủ yếu là những người trên 40 tuổi, có kế hoạch mua nhà trong vòng hai năm tới. Một phát hiện khác từ báo cáo này là hơn 75% chủ nhà muốn mua  một bất động sản khác trong khi vẫn bảo toàn tài sản hiện có.

Không chỉ vậy, mức độ quan tâm tới BĐS đều tăng sau mỗi đợt dịch bùng nổ lại , cụ thể là lần 1 tăng 306%, lần 2 tăng 62%, lần 3 mức tăng là 376% và lần thứ 4 là 105% là những con số  đáng mừng cho sự trở lại của ngành Bất động sản nói chung. 

II. Cơ hội và thách thức

Với những tín hiệu đáng mừng đầu năm 2022, dự báo tình hình thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, những thách thức và cơ hội đặt ra đối với nhà kinh doanh Bất động sản nói chung cũng sẽ ngày càng nhiều hơn.

Cơ hội và thách thức của ngành bất động sản trong năm 2022

1. Thách thức

Đối với hoạt động mua bán bất động sản, nhiều giao dịch không thể hoàn thành vì lý do sức khỏe và một số giao dịch đã hoàn thành nhưng người mua không thể hoàn tất giao dịch do bị cách ly do nhiễm Covid19. Ngoài ra, khách hàng Bất động sản cũng trở nên cẩn trọng hơn khi tham gia các đợt mở bán sản phẩm bất động sản chuyên sâu. Đồng thời, nguồn cung của Bất động sản cũng gặp nhiều bất lợi do bị trì hoãn trong thời gian dài và vấp phải các bất cập về pháp lý. 

2. Cơ hội

Ảnh hưởng trong suốt khoảng thời gian đại dịch bùng phát gây ra cho ngành bất động sản nhiều thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, ngay sau khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh, Chính phủ nước ta đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khôi phục kinh tế và Bất động sản cũng được hưởng lợi không ít từ những chính sách đó. 

Sự phát triển của công nghệ hiện đại cũng góp phần khiến giao dịch Bất động sản diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Cùng với đó, sức mua cũng đang liên tục tăng nhờ sự sàng lọc trước trong thời gian dịch bệnh. Chuyên môn của các nhà kinh doanh Bất động sản cũng ngày một cao cho thấy chất lượng hoạt động của toàn bộ thị trường cũng nâng cao đáng kể. 

III. Vậy đâu là cách đàm phán mua đất “chuẩn” nhất 2022

Hiểu được tình hình đó, nhiều đề xuất để khôi phục lại hoạt động Bất động sản cũng xuất hiện ngày một nhiều. Trong đó, một số chuyên gia đã chỉ ra cách đàm phán hiệu quả, an toàn nhất của năm 2022 khi mua đất để bạn có thể áp dụng sau đây:

Thứ nhất

Cách đàm phán mua đất chuẩn nhất là hãy chủ động tìm kiếm bất động sản mà bạn quan tâm. Tất nhiên, tìm đến các nhà môi giới là cách đàm phán không tồi. Thế nhưng, việc thông qua quá nhiều khâu trung gian sẽ khiến bạn mất thêm những khoản phí không đáng có. Tìm kiếm trước và nắm bắt được thông tin chung về Bất động sản đó cũng giúp bạn tự tin hơn khi bước vào đàm phán. 

Chủ động tìm kiếm các Bất động sản phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng là cách đàm phán  hiệu quả cho bạn


Bạn cũng có thể cho đối tác của bạn thấy được sự am hiểu về bất động sản đang thương lượng để họ đánh giá đúng năng lực của người họ đang đối diện.  Đồng thời, đây cũng là cách đàm phán mang lại hiệu quả cao bởi bạn có thể tối ưu chi phí và chủ động đưa ra những thỏa thuận có lợi cho mình. 

Thứ hai

Cách đàm phán mua đất được áp dụng nhiều nhất 2022 đó chính là không ngần ngại đặt các câu hỏi liên quan trong quá trình đàm phán. Bạn có thể đã có sẵn câu trả lời, nhưng khi bạn đặt câu hỏi, đối tác sẽ rơi vào tình huống buộc phải giải đáp. Có nghĩa là bạn đang nắm quyền điều hướng trong cuộc thương lượng đó. 

Các câu hỏi có thể xoay quanh về Bất động sản đang được mang ra đàm phán hoặc bạn có thể bổ sung một vài câu hỏi mở rộng sẽ là cách hiệu quả cho bạn. Việc chủ động đặt câu hỏi cũng cho thấy sự tự tin và chuyên nghiệp của bạn trên bàn đàm phán. 

Thứ ba

Đừng đồng ý với những đề nghị ban đầu nhưng cũng đừng chủ động đưa ra đề nghị trước. Điều này có nghĩa là bạn nên “từ chối khéo” những mức giá đầu tiên mà chủ sở hữu hay nhà môi giới đưa ra về Bất động sản được đưa ra đàm phán. Bạn có thể thử sử dụng các mẫu câu như “Tôi thấy mức giá này chưa phù hợp lắm, bạn nghĩ sao về … (một mức giá thấp hơn)?”,... để đưa ra lời đề nghị tốt hơn cho mình. 

Một trong những cách đàm phán  hiệu quả nhất là đừng nên đồng ý với những đề nghị đầu tiên 


Bên cạnh đó, với vị thế là một khách hàng, cách hiệu quả cho bạn đó là đừng chủ động đưa ra lời đề nghị mà hãy nhường nó cho đối phương. Bạn có thể xem xét các “lời mời chào” và điều chỉnh mức giá thỏa thuận cho hợp lý nhất. 

IV. Cuối cùng

Cũng là yếu tố quyết định bạn đã chọn cách đàm phán hiệu quả hay không. Đó chính là hãy là người chủ động kết thúc cuộc đàm phán. Khi bạn là khách hàng mua đất, bạn có quyền kết thúc đàm phán nếu chúng không giúp bạn đạt được những yêu cầu riêng hay không mang lại những thỏa thuận chung hợp lý. 

Chủ động đưa ra đề nghị kết thúc cũng là cách đàm phán mua đất được nhiều chuyên gia bất động sản sử dụng để tạo tâm lý “hoang mang” cho bên bán. Đây cũng là “mồi câu” để họ đưa ra những đề nghị, thỏa thuận mới hợp lý hơn hoặc mở ra những dự án tương lai cho cả bên mua và bên bán.