Kiến thức

Home > Tin tức > KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN TRONG BĐS CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN TRONG BĐS CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG

Th05 24, 2022

Trong các cuộc giao dịch bất động sản, ngoài những kiến thức chuyên ngành vững chắc thì kỹ năng đàm phán trong BĐS là một trong những yêu cầu không thể thiếu. Vậy, kỹ năng đàm phán BĐS là gì? Làm sao để rèn luyện kỹ năng đàm phán BĐS?... chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây. 

I. Tìm hiểu chung về kỹ năng đàm phán 

1. Kỹ năng đàm phán BĐS là gì?

Đàm phán là bước trọng tâm trong bất kỳ giao dịch kinh doanh nào. Và tất nhiên, đối với lĩnh vực bất động sản cũng thế. Kỹ năng đàm phán là kỹ năng giao tiếp, trao đổi giữa 2 hoặc giữa nhiều người với nhau nhằm mục đích đi đến những thỏa thuận chung nào đó mang lại lợi ích tương đối cho các bên tham gia.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán trong BĐS

Kỹ năng đàm phán luôn được các chuyên gia, những doanh nhân thành công trong lĩnh vực này xem là chìa khóa quan trọng nhất để mở cánh cửa thành công. Vậy vì sao kỹ năng này quan trọng đến vậy?


Có thể thấy trên thực tế, không một giao dịch bất động sản nào không trải qua quá trình đàm phán. Đối với người trực tiếp tham gia đàm phán, bên cạnh những kiến thức về pháp lý, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực bất động sản, họ cần một kỹ năng bắt buộc để hướng cuộc giao dịch đi đến một thỏa thuận có lợi. Đó là khi kỹ năng đàm phán phát huy tác dụng của nó.


Kỹ năng đàm phán BĐS cho phép bạn tham gia cuộc giao dịch một cách tự tin và chuyên nghiệp. Nó sẽ khiến bạn trở thành người chiếm nhiều ưu thế trong quá trình đàm phán, tạo được sự tin tưởng đối với đối tác của mình và dễ dàng đưa ra các đòn bẩy tâm lý và thủ thuật khác khiến họ phải đi theo hướng bạn đã vạch ra. Từ đó, bạn sẽ thuận lợi để chốt những mức “deal” hợp lý hơn, có lợi hơn cho mình hay công ty bạn đang đại diện. 

II. Làm sao để rèn luyện kỹ năng đàm phán trong BĐS?

1. Những tố chất cần có 

  • Về tính cách : kỹ năng đàm phán sẽ rất phù hợp nếu bạn là một người năng động, có sự quan sát tỉ mỉ. Đồng thời, bạn cũng nên rèn luyện thêm để trở thành một người thân thiện, có sự tự tin vào bản thân và khiến người khác cũng cảm thấy tin tưởng khi đối diện với bạn. 

  • Về kiến thức chuyên môn: kiến thức chuyên môn là một trong những vấn đề quan trọng nhất khi tham gia đàm phán. Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức từ cơ bản nhất đến chuyên sâu nhất về lĩnh vực mình tham gia để xây dựng được sự uy tín và chuyên nghiệp. 

  • Khả năng tiếp thu và xử lý thông tin: tiếp thu và xử lý thông tin không phải tố chất sẵn có. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện nó trong quá trình học tập và làm việc. Tiếp thu và xử lý thông tin đúng và kịp thời sẽ giúp bạn trở thành nắm bắt được mọi tình huống khi đàm phán.

  • Hiểu biết và nắm bắt tâm lý con người : đối với một số chuyên gia, đây được cho là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi bước vào một cuộc đàm phán bất kỳ. Nói dễ hiểu hơn, hiểu biết và nắm bắt tâm lý chính là cách bạn đọc vị người đối diện. Khi đó, bạn sẽ biết được đường đi tiếp theo sau mỗi diễn biến tâm lý của họ và nhanh chóng đưa ra lời đề nghị đáp ứng nó.

  • Khả năng phát hiện và tận dụng điểm yếu : người đàm phán thường rất quan tâm sử dụng phương thức này để thăm dò sơ hở và sau đó tận dụng những thông tin khai thác được thành lợi thế của mình. Đây cũng chính là một những tố chất làm nên sự khác biệt cho một người có kỹ năng đàm phán BĐS đỉnh cao. 


2. Những kỹ năng đàm phán BĐS cơ bản

Trước khi đi vào rèn luyện, bạn nên tìm hiểu trước các kỹ năng đàm phán cơ bản nhất. Sau đó, dựa vào nền tảng này, bạn có thể phát triển thêm nhiều kỹ năng riêng phù hợp với bản thân.

2.1. Kỹ năng diễn đạt thông tin và đặt vấn đề


Khi đứng trước đối tác, bạn nên chuẩn bị trước các thông tin sẽ nói và luyện tập với kịch bản này vài lần cho đến khi bạn có thể diễn đạt chúng một cách trôi chảy. Việc ngập ngừng hoặc quên nội dung trong lúc thuyết trình hay trình bày về sản phẩm hay dự án bất động sản nào đó sẽ làm giảm bớt giá trị của nó. Đồng thời, bạn cũng sẽ trở nên thiếu chuyên nghiệp hơn nếu không có kỹ năng đàm phán trong BĐS này. 

2.2. Kỹ năng lắng nghe và phản hồi

Lắng nghe và phản hồi là một trong những yêu cầu cơ bản nhất khi giao tiếp. Đối với kỹ năng đàm phán cũng thế, lắng nghe và phản hồi là điều kiện tiên quyết để bạn có thể trao đổi thông tin với đối tác của mình. Trong nghệ thuật đàm phán, lắng nghe còn giúp bạn phát triển các kỹ năng quan trọng khác và phản hồi thông tin đúng lúc sẽ cho thấy được sự tập trung, nhạy bén trong cuộc đàm phán của bạn.

2.3. Kỹ năng thuyết phục, trao đổi

Trong đàm phán, không phải lúc nào lời đề nghị của bạn đều được chấp thuận. Vì thế, bạn cần có kỹ năng thuyết phục và trao đổi để lật ngược tình thế. Đây là kỹ năng mang tính quyết định các cuộc đàm phán có đi đến thỏa thuận chung được hay không. Ở kỹ năng này, bạn phải vận dụng cả kỹ năng đặt vấn đề và kỹ năng lắng nghe, phản hồi để khiến đối tác của bạn gật đầu với đề nghị được đưa ra.

2.4. Kỹ năng từ chối và chấp nhận

Không nên đồng ý với những lựa chọn bạn không chắc chắn là điều luôn được các nhà chuyên môn nhắc đi nhắc lại khi đàm phán. Bạn cần quyết đoán với những lựa chọn của mình dù là chấp nhận thay từ chối thỏa thuận. Đừng ngại nếu từ chối một dự án lớn nhưng nó lại không phù hợp với yêu cầu và mong muốn của bạn. Nó có thể sẽ mở ra một lời đề nghị mới dễ chấp nhận hơn nên bạn hãy tin vào quyết định của mình. 

2.5. Kỹ năng kết thúc vấn đề

Kỹ năng đàm phán cơ bản cuối cùng bạn cần biết đó là kỹ năng kết thúc vấn đề. Một kịch bản hoàn hảo là một kịch bản có mở đầu và kết thúc hợp lý. Vì thế, đừng quên lựa chọn thời điểm kết thúc khi tham gia đàm phán bất động sản. Một cuộc đàm phán quá dài đôi khi không mang lại lợi ích bằng một cuộc đàm phán diễn ra trong khoảng thời gian hợp lý và nhanh chóng. 

III. Những sai lầm cần tránh khi sử dụng kỹ năng đàm phán 

Nếu bạn là người mới khi tham gia vào một cuộc đàm phán, bạn rất dễ mắc sai lầm. Tuy nhiên, những sai sót này cũng là điều không tránh khỏi với cả những bậc thầy đàm phán. Vì thế, hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng đàm phán trong BĐS để hạn chế gặp phải những sai lầm sau đây:


1. Nôn nóng

Khi nghe một lời đề nghị thỏa mãn nhu cầu của mình, đa số người tham gia đàm phán sẽ có tâm lý nóng vội, muốn nhanh chóng đi đến thỏa thuận. Thế nhưng, nếu bạn dễ dàng để lộ sự thỏa mãn này, bạn đã “cắn câu” bởi những chiêu trò dẫn dắt từ phía đối thủ. Khi đó, bạn sẽ đặt bản thân vào thế khó khi không còn quyền tự quyết trong tay và dễ đi đến những thỏa thuận sai lầm. 

2. Quá tự tin

Tự tin là một yếu tố cần thiết khi bạn thương lượng với bất kỳ ai. Nhưng tự tin quá vào bản thân hay giá trị mà bạn mang ra đàm phán lại là con dao hai lưỡi. Không ai đánh giá cao một đối tác quá tự phụ, điều đó chỉ khiến họ hình thành ấn tượng xấu và tìm cách đánh vào điểm yếu này của bạn. 

3. Ngại từ chối

Ngại từ chối là tình trạng chung thường gặp trong đàm phán. Bạn cần biết rằng, không phải cuộc đàm phán nào cũng đi đến “kết thúc viên mãn” cho đôi bên. Ngại từ chối cũng sẽ hạ thấp giá trị bản thân và giá trị bạn mang ra trong cuộc đàm phán. Khiến đối tác nhìn ra sự thiếu bản lĩnh và dễ dàng hướng bạn đi theo ý muốn của họ.